Ad Code

Responsive Advertisement

THỨ TỰ HƯỚNG DẪN CÁCH "THẦM KIỂM SOÁT" MỘT SỰ LÝ

THỨ TỰ HƯỚNG DẪN CÁCH "THẦM KIỂM SOÁT" MỘT SỰ LÝ


1. Muốn phát hiện được một hoặc nhiều khuôn mặt ĐỘNG-TĨNH, cùng lúc ẩn tàng trong SỰ- LÝ.

2. Phải nhớ DỊCH-TƯỢNG hiện có, được ví như là một THIÊN DIỆN ĐANG CỰC.

VÍ DỤ THỨ NHỨT:
Năm Bính Ngọ Số Lý Thứ Tự là 7
Tháng ba 3
Ngày Mười Bốn 14
-------------
24 - (8 x 3)
Giờ Tị + 6
-------------
30 - (8 x 3)
(6 x 5)

CHÁNH TƯỢNG:


3. Phải định rõ PHẠM VI TÌNH LÝ muốn phát hiện.

THÍ DỤ:
Có một người bạn quen đem một cái máy thu thanh đổi tầng số (máy có nhiều băng tâng chạy pin một chiều bị KÊU TỪNG CHẶP đến nhờ tôi sữa dùm.

SỰ LÝ: Cái Radio KÊU TỪNG CHẶP là Phạm Vi Tình Lý thuộc
phần PHÁT ÂM.

4. Phải nêu ra hết TÍNH LÝ ĐƯƠNG NHIÊN của mỗi TÌNH LÝ LIÊN HỆ trong Phạm Vi Sự Lý.

Thông thường, một máy thu thanh đổ tầng số gồm có:
a/. Bộ Phận Điều Chỉnh/Thâu Sóng:
Nhiệm vụ (Tánh Lý Đương Nhiên): Lựa sóng điện do
nhiều đài phát thanh phát ra với nhiều tầng số khác nhau.

b/- Bộ Phận Khuếch Đại Cao Tầng:
Nhiệm vụ (Tánh Lý Đương Nhiên): Nhiều sóng điện đến
dây thâu sóng rất yếu, cần phải làm mạnh lên, rồi đưa qua bộ phận
khác.

c/- Bộ Phận Khuếch Đại Trung Tầng:
Nhiệm vụ (Tánh Lý Đương Nhiên): Đổi tầng số ra một
tầng số phù hợp và khuếch đại tầng số vừa đổi.

d/- Bộ Phận Khuếch Đại Hạ Tầng/Tách Sóng:
Nhiệm vụ (Tánh Lý Đương Nhiên): Tách sóng để hủy bỏ
làn sóng biến điệu chuyên chỡ, và lập lại dòng điện, thay đổi thành hạ
tầng rồi khuếch đại mạnh lên.

e/- Bộ Phận Khuếch Đại Xuất Âm:
Nhiệm vụ (Tánh Lý Đương Nhiên): Tiếp rước dòng điện
hạ tầng, đổi ra tiếng nói hay âm nhạc do đài phát thanh phát ra.

f/- Bộ Phận Tiếp Tế (Pin hoặc Điện):
Nhiệm vụ (Tánh Lý Đương Nhiên): Cung cấp điện thế cao
hoặc thấp (Pin: điện thế thấp) cho các nơi tiêu thụ trong máy.

LƯỢC ĐỒ:



5. Phải SO SÁNH ý nghĩa của THIÊN DIỆN ĐANG CỰC với Tính Lý
Đương Nhiên của mỗi Tình Lý Liên Hệ trong Phạm Vi Sự Lý.


6. Phải hiểu rằng CHỈ CÓ MỘT Tính Lý Đương Nhiên của một Tình
Lý Liên Hệ nghiêng nặng về phía Thiên Diện Đang Cực hơn các
Tình Lý khác gọi là PHẠM VI CHÁNH ĐỘNG.


So sánh Tính Lý "CHÚNG TRỢ" của Dịch Tượng SƯ , với
Tính Lý Đương nhiên của Từng Bộ Phận trong chiếc máy thu thanh
phát ra từng chặp. Ta thấy chỉ có Bộ Phận Tiếp tế Pin: Cung cấp điện
thế cao hoặc thấp cho các nơi tiêu thụ trong máy thích hợp với ý nghĩa
SƯ nhất. Do đó BỘ PHẬN TIẾP TẾ là Phạm Vi Chánh Động có liên hệ đến
phần phát âm từng chặp.



7. Phải biến đổi ý nghĩa của Thiên Diện Đang Cực thành một Ý MỚI
thích hợp với tình lý mà người đời đã gán ghép cho Phạm Vi
Chánh Động gọi là DANH LÝ BIẾN THÔNG.
Danh Lý Biến Thông ------------> của Dịch Tượng SƯ
đổi thành ý mới là ----------------> Bộ Phận Tiếp Tế: PIN


8. Nếu có trường hợp DANH LÝ BIẾN THÔNG hiện có, chưa phải là
Danh Lý cuối cùng thì phải bắt đầu trở lại với các Qui Tắc đã dẫn
từ mục số 3 ở đoạn trước. Phân tích tiếp cho đến khi không còn
tìm thấy một Danh Lý nào khác mới thôi.

ல BƯỚC 1:
Phạm Vi Tình Lý: Bộ Phận Tiếp Tế (Pin)
Tình Lý Liên Hệ: - Pin
- Dây Chuyền Pin
- Cắm Tiếp Pin
Tình Lý Đương Nhiên:
- Pin: Tích và phát điện thế thấp.
- Dây: Chuyền dẫn pin (dẫn điện)
- Cắm: Tiếp tế pin thẳng vào máy (truyền
điện).

So sánh Tính Lý "CHÚNG TRỢ" của Dịch Tượng SƯ với
Tính Lý của cái Cắm Tiếp Pin. Ta thấy, cái Cắm Tiếp Pin thích hợp với
ý nghĩa SƯ.

CÁI CẮM TIẾP PIN là Phạm Vi Chánh Động có liên hệ đến phần phát âm từng chập.
ல BƯỚC 2:
Phạm Vi Tình Lý: Cái Cắm Tiếp Pin
Tình Lý Liên Hệ: - Cái lõi sắt
- Dây Chuyền Pin
- Cắm Nắp Vặn
Tình Lý Đương Nhiên:
- Lõi sắt: cắm vào máy.
- Dây: chuyền dẫn pin (dẫn điện)
- Nắp Vặn: giữ cho hai mối dây không chạm
vào nhau.
So sánh Tính Lý "CHÚNG TRỢ" của Dịch Tượng SƯ với
Tình Lý của cái nắp vặn. Ta thấy cái nắp vặn thích hợp với cái nghĩa
SƯ.
CÁI NẮP VẶN là Phạm Vi Chánh Động có liên hệ đến phần
phát âm từng chặp.

ல BƯỚC 3:
Phạm Vi Tình Lý: Cái Nắp Vặn (nằm bên trong)
Tình Lý Liên Hệ: - Hai que sắt nhỏ
- Hai sợi dây
- Hai mối chì
Tình Lý Đương Nhiên:
- Que sắt nhỏ: móc nối dây vào lõi sắt.
- Sợi dây: chuyền dẫn pin (dẫn điện)
- Mối Chì Hàn: giúp cho dây dính với que sắt nhỏ.
So sánh Tính Lý "CHÚNG TRỢ" của Dịch Tượng SƯ với
Tình Lý của CHÌ Hàn. Ta thấy chì hàn cho mối dây dính chặt với que
sắt thích hợp với cái nghĩa SƯ.

Như thế, MỐI CHÌ
- là Phạm Vi Chánh Động đúng lý với ý nghĩa SƯ.
- là Danh Lý biên Thông cuối cùng, nhiệm nhặt ẩn tàng
trong Sự Lý PHÁT ÂM TỪNG CHẶP.

Kết Luận:
Nguyên nhân khiến cho cái máy thu thanh đổi tầng số, KÊU TỪNG CHẶP là do mối chì hàn đã bị lỏng sút ra ngoài.

VÍ DỤ THỨ HAI:
Mỗi bữa trưa, trước khi đến nhà thăm một cô bạn, tôi thường
hay vẽ sơ lược một kiểu áo ngắn mà cô bạn sẽ mặc trong ngày để thí
nghiệm.
LUẬN CHỨNG: Đọc hết các Tình Ý kể trong câu chuyện. Ta thấy:
KIỂU ÁO:
Là phạm Vi Tình Lý đã được thu hẹp
1. Phải hỏi xem, LÚC LÒNG CẢM XÚC muốn thầm phác họa, Thiên
Diện nào đang cực?

Năm Đinh Mùi Số Lý Thứ Tự là 8
Tháng hai 2
Ngày Mùng Năm 5
-------------
15 - (8 x 3)
Giờ Mùi + 8
-------------
23 - (8 x 3)
(6 x 5)

2. Phải lấy Tính Lý Đương Nhiên của Thiên Diện Đang Cực
(CHÁNH TƯƠNG) lần lượt kê vào các Tình Lý Liên hệ để lấy ra
một Danh Lý Biến Thông sẵn có trong Phạm Vi Tình Lý đã giới
hạn ở trước.
a)- Lấy ý nghĩa của Chánh Tượng Thuần Cấn là NGĂN
CHE kê vào cái áo. Ta thấy, ý nghĩa NGĂN CHE chỉ thích hợp với Tính
Lý Đương Nhiên của ĐƯỜNG VIỀN trên cái áo.
b)- Thường thường, áo của các cô có các đường viền như
là:
- Đường viền ở chỗ Tá Áo, Vạt Áo, Gấu Áo.
- Đường viền ở chỗ Tay Áo.
- Đường viền ở chỗ Cổ Áo, Bâu Áo, Túi Áo.

3. Phải xem Tính Lý Đương nhiên của Tình Lý Liên hệ nào sát gần
với ý nghĩa của Thiên Diện Đang Cực kèm theo vị trí Hào đang
động nếu cần.
Lấy ý nghĩa NGĂN CHE và vị trí hào động thứ 5 lần lượt
kê vào các đường viền kể trên. Ta thấy chỉ có đường viền trên cổ áo là
có nhiều tình lý phác họa thích hợp nhất.
ĐƯỜNG VIỀN CỔ là Phạm Vi Tình Lý sát gấn với Thiên
Diện Đang Cực.

4. Phải nắm ngay Tình Lý Liên Hệ đó, chiết ra một cặp Tình Lý Đối
Đãi tùy thuộc ý nghĩa của Chánh tượng.

5. Phải so sánh Tính Lý Đối Đãi tùy thuộc đó với ý nghĩa của Thiên
Diện Đang Cực (Chánh Tượng).

6. Phải hiểu rằng, chỉ có một trong hai Tính Lý Đối Đãi nổi bật và
nghiêng nặng về phía ý nghĩa của Thiên Diện Đang Cực hơn Tính
Lý Đối Đãi kia.
Lấy đường viền CONG so với đường viền NGAY theo ý nghĩa
Thuần Cấn (Ngăn Che) thì thấy:
ĐƯỜNG VIỀN CONG thích hợp với ý tượng trên.

7. Phải bám thật chắc vào Danh Lý Biến Thông hiện có, rồi thể theo
Tính Lý Đương Nhiên của CHÁNH và BIẾN TƯỢNG (hoặc
CHÁNH - HỘ - BIẾN TƯỢNG) mà vẽ tiếp ra một hình bóng đơn
giản, phù hợp với Tình Lý của Thời Đại, Dân Tộc, Địa Phương.
Căn cứ vào Danh Lý Biền Thông hiện có, ta hỏi:
- Đường viền trên cổ áo CONG như thế nào? Nếu ta lấy ý
nghĩa của Biến Tượng PHONG SƠN TIỆM là Tuần Tự kê vào Đường
Cong trên cổ áo thì thấy:
- Đường cong trên cổ áo có hình gãy gấp giống như các
bậc thang, hết bậc nầy đến bậc khác.

8. Phải kiểm lại xem, Danh Lý Biến Thông nào có thể giúp ta nói
hoặc viết cho người khác đọc và nghe dễ dành chấp nhận được,
gần hay nguyên vẹn hình bóng ta vừa phác họa.
Đường Viền Cong trên cổ áo có hình giống như các bậc
thang xếp chồng lên nhau được đổi thành Danh Lý Biến Thông có sẵn
trong Thời Đại là: ÁO CỔ DÚN.

9. Trường hợp muốn vẽ thêm cho hình bóng vừa phác họa một vài
chi tiết nữa thì lấy Tính Lý Đương Nhiên của Đơn Tượng Động ở
Chánh, kềm với Tính Lý Đương Nhiên của Đơn Tượng Biến mà
phác họa..v..v..v..

VÍ DỤ THỨ BA:
Một hôm, ông bạn tôi chỉ tay vào cái vỏ bình đựng bình tích
nước trà. Hắn nói: "Chú thử đoán xem Nước trong cái bình tích kia
NÓNG hay NGUỘI?"
Xét trong ý hướng của ông bạn. Ta thấy: Ông này đang dồn hết
cảm xúc muốn biết vào Phạm Vi Tình Lý " CÁI VỎ ĐỰNG BÌNH TÍCH NƯỚC TRÀ".
1. Phải biết trong Phạm Vi Tình Lý đó, hiện ta đang thắc mắc muốn
hỏi thuộc về Lý, Đức, Tính, Thần, Khí, Tình, Thanh, Sắc, Chất,
Thể hay Hình ?
Ví dụ: "Chú thử đoán xem Nước ở trong cái bình tích kia
NÓNG hay NGUỘI?"
LUẬN CHỨNG: Xét qua toàn ý câu hỏi, ta thấy: Ông bạn kia
đang chú ý đến TÍNH Nóng - Nguội của Nước Trà đựng ở trong cái
bình tích.

2. Phải nhớ ý nghĩa của Thiên Diện Đang Cực, được ví như là một
tấm kính đa hiệu, có thể soi rọi vào bất cứ Không Thời Gian Vô
Hữu nào cũng được.
Năm Bính Ngọ Số Lý Thứ Tự là 7
Tháng mười 10
Ngày Hai Mươi Hai 22
-------------
39 - (8 x 4)
Giờ Ngọ + 7
-------------
46 - (8 x 5)
(6 x 7)

CHÁNH TƯỢNG:
3. Phải phân tích cho đến nhiệm nhặt, các Tình Lý Liên hệ trong
câu hỏi nêu ra để thấy rõ Tình Lý nào là then chốt.
Chiết tính Tình Lý trong câu hỏi trên. Ta có:
a)- Nóng - Nguội là cặp Tình Lý có sẵn thứ nhứt.
b)- Nước là Tình Lý có sẵn thứ nhì.
c)- Trà là Tình Lý có sẵn thứ ba.
d)- Cái bình tích là Tình Lý có sẵn cuối cùng.
4. Phải hỏi xem Tình Lý có sẵn nào làm chủ được toàn chuỗi tình lý,
thể hiện trong câu hỏi, rồi nắm ngay Tình Lý đó và ghi ra một cặp

TÍNH LÝ ĐỐI ĐÃI tùy thuộc.
Nhìn vào chuỗi Tình Lý liên hệ trên. Ta thấy: Cái BÌNH TÍCH là
tình lý có giá trị then chốt. Do đó, ta đặt thành câu hỏi như sau:
" Cái BÌNH TÍCH Có hay Không Có để ở trong cái vỏ bình?"

5. Phải so sánh Tính Lý Đương Nhiên đặc tính chung của Thiên
Diện Đang Cực với Tính Lý Đối Đãi đặc tính riêng của sự lý cần
trả lời.

6. Nếu có trường hợp:
a)- Tính Lý Đối Đãi nêu ra không ăn khớp với Chánh Tượng
thì phải lấy Tính Lý của Biến Tượng mà lý luận. Đôi khi có trường hợp
phải luận từ ngược từ Biên Tượng qua Chánh Tượng.
b)- Nếu Biến Tượng lại không hội đủ lý để trả lời nữa thì phải
hợp cả Chánh lẫn Biến, hoặc CHÁNH - HỘ - BIẾN chung lại làm một
Tam Quái Liên Quan, rồi lý luận.
c)- Ngoài ra, còn có thể lấy vị trí của Hào Động hoặc Đơn
Tượng động để trả lời cho các phạm vi chi tiết thuộc về Không gian và
Thời gian như xa gần, mau chậm....

7. Phải hiểu rằng, chỉ có một trong hai Tính Lý Đối Đãi, nổi bật và
nghiêng nặng về ý nghĩa của Thiên Diện Đang Cực hơn cả.
So sánh Tính Lý "BẤT MINH" của Dịch tượng MÔNG với
Tính Lý Đối Đãi: KHÔNG - CÓ thì thấy ý nghĩa BẤT MINH thích hợp
với Tính Lý KHÔNG hơn là Tính Lý CÓ. Vậy ta xác định:
CÁI BÌNH TÍCH HIỆN KHÔNG CÓ Ở TRONG CÁI VỎ BÌNH


8. Phải kiểm lại xem DANH LÝ BIẾN THÔNG hiện có đã dứt khoát
trả lời câu hỏi đã nêu ra chưa. Trường hợp chỉ một câu trả lời mà
câu đó có thể chặt đứt được chuỗi Tình Lý thì coi như câu hỏi nêu
ra đã được giải đáp xong..

Trong trường hợp này, để trả lời câu hỏi: 
" Chú thử đoán xem Nước ở trong cái bình tích kia nóng hay nguội?" 
Ta có câu trả lời như sau: CÁI BÌNH TÍCH KHÔNG CÓ TRONG VỎ BÌNH THÌ LÀM GÌ CÓ NƯỚC NÓNG HAY NƯỚC NGUỘI.



Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Close Menu