Ad Code

Responsive Advertisement

Thể và Dụng Kinh dịch dự đoán

THỂ & DỤNG

ngũ hành tương sinh tương khắc

    Bảng luận ở trên chỉ luận về tổng quát mà thôi. Nhiều thầy bói không nghiên cứu đến nơi, đến chốn đã vội vàng phê phán những cặp vợ chồng, bồ bịch có những mạng ngũ hành tương khắc lẫn nhau và vội cho rằng họ không thể ăn đời ở kiếp với nhau.

Nhiều bậc cha mẹ quá vội tin vào những ông bà thầy "nửa vời" này mà làm cho
tan rã những đôi uyên ương nồng thắm thật là đáng tiếc lắm thay. Chuyện vợ chồng là chuyện duyên nợ, cho dù có thật sự bị tương khắc thì cũng là số mệnh. Từ xưa đến nay có mấy ai cãi lại được mệnh trời sao?!. Muốn có số tốt thì cứ làm nhiều chuyện phước đức, tốt đẹp cho mọi người chung quanh đi thì chắc chắn sẽ gặp được chuyện tốt lành đưa đến.


Luận ngũ hành sinh khắc thì nên luận kỹ như sau:

Như hỏa khắc kim, nhưng "kim trong biển", "kim trong cát", thì hỏa không dễ dàng khắc được. Có khi kim không sợ hỏa khắc mà trái lại còn cần đế hỏa để luyện kim khí thành những vật dụng hữu ích như "kim mũi kiếm" chẳng hạn. Tuy nhiên, "kim trong biển" và "kim trong cát" không sợ hỏa bình thường khắc nhưng lại sợ "hỏa thu lôi" vì hỏa thu lôi có thể đánh xuống tận đáy biển, đánh vào tận tầng đất sâu.

Kim có thể khắc mộc, nhưng "gỗ trong cột" phần nhiều lại thích có kim chế ngự, đến lúc kim suy không thể khắc mộc vượng. Nói chung, mộc yếu gặp kim vượng thì bất lợi, nhưng " mộc rừng tốt", "mộc đất bằng" rất khó bị kim khắc. Mộc rất sợ "kim mũi kiếm" vì "kim mũi kiếm" là kim đã thành vũ khí.

Mộc có thể khắc thổ, nhưng "thổ trên tường", "thổ nền nhà' rất khó bị mộc khắc. Thổ rất dễ bị "mộc rừng tốt", "mộc đất bằng khắc". Thổ có thể khắc thủy, trái lại, nước nhiều bao vây thổ, có thể tưới ruộng, tưới nhuần muôn vật, thổ suy không thể khắc được thủy vượng. Nếu như thủy suy thổ vượng tất phải bị thổ khắc.
Thủy có thể khắc hỏa, nhưng hỏa nhiều hay hỏa vương lại thích chế ngự thủy. Như "hỏa trên trời", "hỏa thu lôi" chẳng những không sợ thủy khắc, trái lại, trời càng mưa to lại càng lợi hại, còn có thể chui xuống đáy biển để khắc thủy nữa.
 Sau khi lập quẻ, ta cần để ý phần nào ở chính quái (bản quái) là thể, phần nào là dụng. Thể hay dụng hoặc ở trên, hoặc ở dưới.
Thể ở trên thì dụng ở dưới và ngược lại. Như thế mỗi thứ là 1 đơn quái.


Muốn đoán thì ta để ý:

  • 1. Thể là chủ, Dụng là khách, là sự việc sẽ xảy ra là kết qủa của việc chiêm đoán.
  • 2. Dựa vào ngũ hành sinh khắc mà luận đoán. Quẻ tốt là quẻ cho thấy sự biến dịch đưa tới kết qủa tốt. Quẻ xấu cho thấy kết qủa xấu.

Quẻ tốt khi hành của thể khắc hành của dụng, hoặc hành của dụng sinh hành của thể. Thí dụ: thể là hỏa, dụng là kim, vậy là thể khắc dụng.

Quẻ xấu khi hành của thể sinh hành của dụng, hoặc hành của dụng khắc hành của thể.

Nếu hành của thể và của dụng cùng 1 thứ, đó là tỵ hòa,
cũng tốt. Thí dụ: thể là quẻ Chấn, dụng là quẻ Tốn đều là hành mộc
cả.

3. Ở chính quái có thể dụng như thế nào thì hộ quái và biến quái cũng có thể và dụng giống như vậy. Thí du: chính quái có thể là phần thượng quái thì tại hộ quái và biến quái có thể cũng là phần thượng quái. Cố nhiên hạ quái ở 3 quẻ chính, hộ, và biến là dụng.
  • Nếu chính quái có thể khắc dụng, hộ quái và biến quái cũng vậy,ta nói quẻ tốt: mới đầu tốt mà kết qủa cũng tốt.
  • Nếu chính quái tốt, hộ quái xấu, biến quái tốt: quẻ tốt nhưng sự việc trước thì xấu và kết quả mới được tốt.
  • Nếu chính quái tốt, hộ quái tốt, biến quái xấu: quẻ không tốt vì mới đầu tuy được tốt, sau xấu và kết quả không được tốt. 
  • Nếu chính quái tốt, hộ quái xấu, biến quái xấu: quẻ xấu nhưng có chính quái tốt nên dù quẻ xấu cũng vô hại. 
  • Nếu chính quái xấu, hộ quái xấu, biến quái xấu: quẻ xấu lắm. 
  • Nếu chính quái xấu, hộ quái tốt, biến quái xấu: quẻ xấu, dù trước tốt nhưng kết quả cũng xấu. 
  • Nếu chính quái xấu, hộ quái xấu, biến quái tốt: quẻ cũng khá vì trước tuy xấu nhưng kết quả thì được tốt. 
  • Nếu chính quái xấu, hộ quái tốt, biến quái tốt: quẻ tuy xấu nhưng sự việc xảy ra tốt và kết quả cũng tốt. Với quẻ này tuy hung hiểm nhưng cũng được yên ổn, và đi tới sự lành.


4. Sự tốt xấu cũng lệ thuộc vào sự thịnh suy của quái khí. Sự thịnh suy của quái khí là sự phù hợp hay khắc kỵ của quẻ với mùa. Quẻ thuộc hành Kim vào mùa Thu (thuộc Kim) là thịnh, nhưng nếu mùa Hạ thì bị suy. Như thế quẻ tốt mà quái khí thịnh thì tốt lắm. Còn như quái khí suy thì độ tốt bị giảm đi.

Gặp quẻ xấu; thể bị khắc nhưng quái khí của thể được vượng thì cũng không bị thiệt hại nhiều, có tai nạn cũng không đến nỗi chết. Đó là 1 vài nguyên tắc chính, ta dựa vào đó mà suy luận, nên hư, xấu tốt. Tuy nhiên chỉ có động (tâm) mới toán quẻ, không động không đoán vì quẻ sẽ không được linh ứng.

THỂ DỤNG TỔNG QUYẾT

Thể quái làm chủ. Dụng quái làm sự việc. Hộ quái làm trung gian của sự và thể. Khắc ứng và biến quái là kết quả của sự việc. Quái khí của ứng thể phải thịnh, chớ không được suy.
Khí thịnh như Xuân: Chấn, Tốn.
Hạ: Ly
Thu: Càn, Đoài
Đông: Khảm

4 tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi: Khôn, Cấn

Khí vượng như Xuân: Khôn, Cấn
Hạ: Càn, Đoài
Thu: Chấn, Tốn
Đông: Ly

4 tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi: Khảm

dụng quái sinh thể quái dụng quái khắc thể quái chu dịch dự đoán họcdụng quái sinh thể quái dụng quái khắc thể quái chu dịch dự đoán học
dụng quái sinh thể quái dụng quái khắc thể quái chu dịch dự đoán học

Nếu không có quẻ sinh thể hay khắc thể thì tùy theo bản (chánh) quái mà đoán.



Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Close Menu