Ad Code

Responsive Advertisement

THẬP ỨNG

THẬP ỨNG

Phải dựa vào thập ứng mà luận quẻ cho chính xác, vì có thể cùng ngày
giờ, năm, tháng mà đoán quẻ cho nhiều người. Không lẻ quẻ giống nhau,
hoặc hôm nay lập được 1 quẻ, mai cũng lập được 1 quẻ ấy, có thể đoán sự
việc biến chuyển giống nhau được không?

Thập ứng gồm có: chính ứng, hộ ứng, biến ứng, phương ứng, nhật
ứng, khắc ứng, ngoại ứng, thiên thời ứng, địa lý ứng và nhân sự ứng.

  • 1. Chính Ứng
  • 2. Hộ Ứng
  • 3. Biến Ứng
  • 4. Phương Ứng
  • 5. Nhật Ứng
  • 6. Khắc Ứng
  • 7. Ngoại Ứng
  • 8. Thiên Thời Ứng
  • 9. Địa Lý Ứng
  • 10. Nhân Sự Ứng


1. Chính Ứng.

Là sự ứng của chính quái, đó là sự tốt xấu ứng vào thể quái và dụng
quái của bản quái.

2. Hộ Ứng.

Là sự tốt xấu, ứng hiện của hộ quái.

3. Biến Ứng.

Là sự tốt xấu, ứng hiện của biến quái.

4. Phương Ứng.

Là xem người tới chiêm quẻ ở phương vị nào đến. Phương vị của người
coi quẻ ứng với quẻ nào. Đấu với thể quái nếu sinh thể quái hay tỵ hòa thì tốt,
còn khắc thể quái hoặc thể quái sinh quẻ ứng với phương vị người xem quẻ là
xấu (Thí dụ người xem quẻ ở Bắc phương tới, phương vị này ứng với quẻ
Khảm, nếu thể quái thuộc hành mộc thì tốt, còn thể quái thuộc hành kim thì
xấu.)

5. Nhật Ứng.

Là ngày xem thuộc hành gì, nếu sinh thể quái thì tốt, tỵ hòa cũng tốt. Thí
dụ thể quái là Ly, ngày xem là ngày Tuất (thuộc Thổ); như vậy là Hỏa (Ly) sinh Thổ: thể quái sinh nhật ứng xấu.

6. Khắc Ứng.

Là phép của tam yếu. Trong lúc xem quẻ, tùy theo nghe thấy triệu tốt xấu mà đoán cát hung. Triệu tốt, quẻ tốt là tốt, quẻ xấu thì đoán xấu nhưng cũng không phải tuyệt vọng..v..v..

7. Ngoại Ứng.

Là sự ứng của ngoại quái.Trong lúc xem quẻ, tình cờ thấy ngoại vật tới.
Thí dụ thấy có ông già đi tới, ông già là ngoại ứng thuộc Càn. Đấu quẻ ngoại
ứng hay ngoại quái với thể quái mà luận đoán. Thể sinh hay khắc thể thì xấu,
tỵ hoà hay sinh thể và thể khắc là tốt.

8. Thiên Thời Ứng.

Là quẻ ứng với thiên thời lúc xem quẻ. Thí dụ : trời tạnh ráo sáng sủa là
Ly, trời mưa tuyết là Khảm, gío là Tốn, sấm là Chấn, trời trong sáng không mây mù là Càn. Thí du: trời tạnh ráo (Ly) mà thể quái là Ly (tỵ hòa): tốt. Trời mưa, thể quái Khảm: tốt (Hỏa khắc Thủy). Trời mưa, thể quái Khảm: tốt .Hỏa mà gặp Sấm (Mộc) sinh tốt..v..v...

9. Địa Lý Ứng.

Là quẻ ứng với nới xem quẻ. Xem quẻ ở nơi rừng trúc, hoặc chỗ cây cối rừng rậm là thuộc Chấn, Tốn; nơi sông hồ, suối biển là Khảm; ở chỗ lò bếp, gần lửa là Ly; ở chỗ có gạch ngói, lò gốm, đất cát là Khôn, chỗ hang núi là Cấn.

10. Nhân Sự Ứng.

Là quẻ ứng với nhân sự mà tình cờ gặp thấy đang lúc xem quẻ. Thí dụ
nghe tiếng cười đùa vui vẻ là tốt, nghe tiếng khóc than là xấu. Hoặc thấy ông
già, bà lão, thiếu nữ, trưởng nam, ..v..v.., xét thuộcquẻ nào mà đấu với thể
quái.

Thí dụ về thập ứng:
Xem bịnh tật, trong quẻ hộ và biến thấy nhiều quẻ khắc thể. Trong bản
quái lại không có quẻ sinh thể thì đoán là không tốt. Lại xem sự suy vượng của thể quái. Nếu thể quái vượng, như thể quái thuộc Kim, xem vào mùa Thu
chẳng hạn, cũng còn có hy vọng. Nếu thể suy tức không có phục sinh, lại xem
chữ Ứng (Thập Ứng): trong trường hợp ứng quái sinh thể thì nguy cơ còn có
thể cứu vớt được. Còn như ứng quái lại khắc thể quái nữa thì không thể nào
được yên ổn.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Close Menu