Ad Code

Responsive Advertisement

THÁI ĐỘ RẤT QUAN TRỌNG TRONG THIỀN-ĐỊNH

Tại sao thái độ lại rất quan trọng trong khi nhập thiền?


 Thiền quán đòi hỏi sự hiện diện và khám phá những gì ta có. Đó là sự trải nghiệm của nội tâm, cũng giống học kinh dịch vậy, chúng ta đối diện với mặt xấu và tốt trong tượng quẻ. nhưng nên biết, xấu và tốt không nằm trong tượng dịch mà ở cách chúng ta tiếp cận nó hay thái độ của chúng ta trước nó.

Cũng vậy, thái độ chúng ta biết đến trong thiền định là thái độ với chính mình, thái độ không chấp nhận mình. Như ta sẽ thấy, nó phát sinh là do cái tâm không ngừng quan sát chính nó. Chúng ta hiểu được nguyên tắc này khi liên hệ đến cuộc sống thường ngày, trong đó chúng ta luôn luôn rà soát mọi thứ xung quanh.

Chẳng hạn, khi ta tới một nơi nào lần đầu tiên thì tâm thức của ta tự động sẽ rà xét nơi ấy. Nó nhìn vào khu vườn, ngôi nhà, không gian... tất cả những gì xung  quanh, rồi có những ấn tượng và ý kiến tức thời về việc nó có thích nơi đó hay không, hoặc có thấy nó thoải mái với những gì nó thấy hay không. Tôi không nghĩ chúng ta bước vào đó với ý định thực hiện cuộc khảo sát, mà chỉ là cái tâm làm như thế thôi. Vì sao? vì đây là thói quen; chúng ta thường làm một số việc theo thói quen.



Ở mức độ bên ngoài thì chúng ta luôn đánh giá,và vì những lý do rất xác đáng. Chúng ta có biết mình thích hay không thích một tình huống nào đó. Nếu thích thì chúng ta chuẩn bị ở lại đó. Nếu không thích, chúng ta bỏ đi thật nhanh hoặc là sửa đổi nó cho phù hợp với mình. Nếu không làm điều gì như thế chúng ta sẽ bận tâm với việc với việc làm sao với việc làm ngơ với nó. Sự khảo sát bên ngoài này không ngừng diễn ra và đây là những mối bận tâm chủ yếu của chúng ta: hoặc là chúng ta thích, hoặc là chúng ta không thích, hoặc là chúng ta có thể sửa đổi nó, hoặc chúng ta phải chọn một sách lược khác nếu không muốn sữa đổi nó. Đó là cách chúng ta sống trong cuộc đời.

Phương pháp khảo sát bên ngoài này cũng hướng vào bên trong. Chúng ta tiến hành việc khảo sát nội tâm của chúng ta.Chúng ta gọi đây là môi trường chủ quan bởi vì chúng ta có một chủ thể và chủ thể đó nằm ở bên trong . Khách quan là những gì liên quan đến các đối tượng bên ngoài. Một dạng khác là chủ quan hướng vào bên trong. Mức độ và cường độ khảo sat bên trong mạnh hơn khảo sát bên ngoài bởi vì sẽ không có nguồn lực bên ngoài nào làm thay đổi nó cả.

Về bên ngoài chúng ta có thể thấy là người đó không tử tế, không thân thiện, và chúng ta nghĩ, "mình không thích người này". Thế rồi người ấy nở một nụ cười và làm một việc tử tế thì chúng ta nghĩ "Oh, mình thích người này".
Còn về bên trong, khi mà chúng ta gặp một chuyện gì đó nơi mình thì điều này gần như là chắc chắn. Chẳng hạn chúng ta thấy sự xuất hiện và biến đổi của một ý tưởng, cảm giác, hoặc tâm trạng, thế là tâm thức của chúng ta có ngay sự đánh giá về nó. Không có nguồn lực bên ngoài nào làm thay đổi phản ứng này, cho nên nếu tâm thức của chúng ta gợi lên một sự ảm đạm, chán chường nào đó, lập tức có sự đánh giá và phản ứng  với nó. Khi ấy, tâm thức của chúng ta gắn kết với phản ứng. Nó có thể giữ trạng thái này một thời gian khá dài bởi vì chúng ta bị nhốt bên trong hệ thống năng lực nội tâm và chủ quan của mình.
Không có nguồn lực bên ngoài nào làm ta có thể thoát ra, vì thế có sự bất định về tâm tính : lí do lúc ta thấy vui, lúc thì thấy buồn.... Và vì sao chúng ta không thể làm chủ môi trường bên trong của mình. Chúng ta bị giam cầm trong thế giới nội tâm của chính mình.

   Khi hành thiền, chúng ta phải quan tâm tình trạng nhạy cảm của nội tâm này. Thiền định trước hết rèn luyện cho chúng ta biết những gì đang xảy ra và những gì mình đang có, với môi trường nội tâm. Chúng ta cần phải nhận diện tính chất nghiêm trọng của sự giám sát bên trong chúng ta đối với môi trường nội tâm. nếu không chúng ta chỉ hành động theo sự phê phán, trấn áp nội tâm, và việc không muốn biết. Điều này khiến ta rời bỏ thiền định để đi vào những quan sát lầm lạc. Cách chúng ta quan sát rở nên tai hại bởi vì nó có thể dẫn đến chỗ tự bài bác, trấn áp và hoang tưởng chứ không phải là sự tỉnh táo và giải thoát. Khi ấy chúng ta sẽ tự nhủ, "Thôi đừng suy nghĩ nhiều về điều sai trái và điên rồ đó nữa. Mình cứ luôn suy nghĩ về những khốn khổ của mình". Đó là sự quan sát lâm lạc.

...

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Close Menu